Gạch thẻ men gốm thủ công là loại gạch được làm từ đất sét và nung ở nhiệt độ cao 1200-1250 độ C, do các nghệ nhân nghề gốm sản xuất hoàn toàn bằng tay. Trong suốt quá trình sản xuất gạch gốm thủ công bao gồm việc tạo hình viên gạch, sấy khô, tráng men, rồi nung trong lò để tạo ra các viên gạch có màu sắc, độ bền và kết cấu độc đáo riêng biệt.

Điểm độc đáo của gạch gốm thủ công là mỗi viên gạch đều có sự khác biệt nhỏ về màu sắc, kích thước và hoa văn do quá trình làm thủ công không thể chuẩn hóa hoàn toàn. Vì sự độc đáo này đã mang lại cho mỗi công trình sử dụng gạch gốm thủ công vẻ đẹp tự nhiên, cổ điển và giàu tính thẩm mỹ.

-11%
Giá gốc là: 2,800,000 ₫.Giá hiện tại là: 2,500,000 ₫./m²
-18%
Giá gốc là: 1,200,000 ₫.Giá hiện tại là: 980,000 ₫./m²

Gạch gốm thủ công có thể sử dụng để trang trí tường, lát nền, hoặc làm điểm nhấn trong các công trình kiến trúc như nhà ở, quán cà phê, nhà hàng và khách sạn. Gạch men gốm thủ công hiện rất được ưa chuộng vì không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên và rất bền với thời gian.

Gạch gốm thủ công
Gạch gốm thủ công

Việc ốp lát gạch thẻ gốm thủ công đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo độ bám chắc, đồng thời giữ được nét thẩm mỹ độc đáo của từng viên gạch. Dưới đây là các bước chi tiết để ốp lát gạch thẻ gốm thủ công và cách bảo quản tốt nhất.

Cách ốp lát gạch thẻ gốm thủ công thông dụng hiện nay bao gồm các bước:

  • Chuẩn bị bề mặt tường hoặc sàn ốp lát:
    • Đảm bảo bề mặt tường hoặc sàn được làm sạch, phẳng và khô ráo.
    • Nếu bề mặt không đủ phẳng, nên sử lý bề mặt bằng cách tô trát cho bằng phẳng.
  • Chọn keo dán gạch phù hợp:
    • Sử dụng keo dán chuyên dụng cho gạch gốm hoặc vữa xi măng (trộn cát + phụ gia) để đảm bảo độ bám chắc.
    • Pha keo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo hỗn hợp không quá loãng hay quá đặc.
  • Tiến hành ốp lát:
    • Trát keo dán lên mặt sau của từng viên gạch hoặc trát trực tiếp lên bề mặt tường hoặc sàn.
    • Đặt từng viên gạch lên tường hoặc sàn theo mô hình ốp lát (lát nối tiếp, lát xen kẻ, lát chéo góc…) mong muốn, dùng búa cao su nhẹ nhàng gõ đều để đảm bảo gạch bám chặt.
    • Chừa khoảng cách ron nhỏ 1-3mm giữa các viên gạch đều đặn để đảm bảo tính thẩm mỹ & chống nứt ron khi chênh lệch nhiệt độ vào mùa.
    • Kiểm tra thường xuyên bằng thước đo để đảm bảo hàng gạch thẳng và đều.
  • Chà ron:
    • Sau khi hoàn tất việc ốp lát, chờ keo dán gạch khô (thường từ 24-48 giờ).
    • Trộn xi măng trắng pha bột đá hoặc keo chà ron, rồi trét vào các khoảng trống giữa gạch để tạo đường ron.
    • Dùng dụng cụ phù hợp để nén chặt ron, đảm bảo chúng đều và thẩm mỹ.
    • Lau sạch phần ron dư bằng vải ẩm.

Cách bảo quản gạch thẻ gốm thủ công

  • Làm sạch định kỳ:
    • Sử dụng nước ấm và dung dịch tẩy rửa trung tính để lau gạch, tránh các chất tẩy mạnh hoặc axit vì có thể gây phai màu và làm hỏng bề mặt gạch.
    • Nếu có vết bẩn cứng đầu, dùng bàn chải mềm hoặc khăn để lau.
  • Bảo vệ bề mặt:
    • Định kỳ phủ một lớp sáp hoặc dung dịch bảo vệ chuyên dụng cho gạch gốm thủ công để tăng khả năng chống thấm nước và bảo vệ màu sắc.
    • Tránh kéo lê đồ vật nặng lên bề mặt gạch vì có thể gây trầy xước.
  • Kiểm tra và bảo trì định kỳ:
    • Định kỳ kiểm tra các đường ron và sửa chữa kịp thời nếu thấy dấu hiệu xuống cấp hoặc hư hỏng.
    • Đối với gạch ngoài trời, nên sử dụng keo và ron chống thấm để tránh tình trạng nước ngấm vào gây ẩm mốc.
  • Tránh tiếp xúc với các chất hóa học mạnh:
    • Không sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh, axit hay bazơ lên bề mặt gạch vì sẽ làm giảm độ bền và tính thẩm mỹ của gạch.

Bằng cách thực hiện các bước này, gạch thẻ gốm thủ công sẽ giữ được độ bền đẹp và nét thẩm mỹ độc đáo  trong thời gian dài.